Đại gia điện tử Sharp đã “đánh mất” mình như thế nào?

Biểu tượng đáng tự hào một thời của ngành điện tử Nhật nay đang đối đầu với tình trạng hoạt động kinh doanh xuống dốc không phanh do không hiểu thị trường.

 


Chủ tịch của Sharp từng tuyên bố: “Chúng tôi chưa thực sự hiểu về thị trường.”

Công ty Sharp của Nhật, công ty với những sản phẩm màn hình tinh thể lỏng từng giúp công ty trở thành biểu tượng tự hào của ngành điện tử, nay đã không còn vị thế vững chắc như vậy nữa. Ngay cả ngành điện tử của Nhật cũng đang gặp khó khăn khi muốn cạnh tranh trên toàn cầu.

“Khắc nghiệt” là từ mà chủ tịch kế tiếp của Sharp miêu tả về tình hình hiện nay của hãng.

Sharp dự báo năm tài khóa hiện tại, hãng sẽ thua lỗ tồi tệ nhất trong lịch sử 99 năm. Nhu cầu đối với sản phẩm của hãng, tất cả các dòng sản phẩm chủ chốt, từ tivi cho đến màn hình LCD, giảm mạnh. Đồng yên mạnh tác động xấu đến khả năng cạnh tranh về chi phí của hãng.

Tình hình kinh doanh quá khó khăn, hãng sản xuất tivi lớn thứ 5 trên thế giới trong tuần trước công bố sẽ thay thế chủ tịch Mikio Katayama bằng ông Takashi Okuda, một người đã làm việc đến 34 năm tại công ty cũng như thay cả chủ tịch phụ trách hoạt động tại nước ngoài.

Vị chủ tịch kế tiếp của Sharp nói: “Dù chúng tôi sở hữu công nghệ để sản xuất những sản phẩm tốt, chúng tôi chưa thể áp dụng nó đúng thời hạn bởi chúng tôi chưa hiểu thị trường.” Ông không cung cấp chi tiết về việc Sharp sẽ làm gì để giảm thiểu thua lỗ.

Cao điểm công bố thua lỗ của các doanh nghiệp Nhật; hàng loạt hãng điện tử Nhật như Sharp, Panasonic và Sony đều thông báo thay đổi ban lãnh đạo. Trong mỗi trường hợp, nhà điều hành mới đều cam kết đẩy mạnh hoạt động.

Tất cả 3 đại gia điện tử lớn nhất của Nhật đang gặp nhiều khó khăn với thua lỗ tại bộ phận tivi, họ không thể theo kịp tiến bộ công nghệ tại Apple và không thể chạy đua được với công ty điện tử hàng đầu Hàn Quốc, Samsung Electronics.

Sharp, công ty điện tử nhỏ nhất, dễ chịu tác động bởi đầu tư quá mạnh tay vào màn hình LCD và công nghệ mặt trời, nơi hoạt động cạnh tranh về giá rất khắc nghiệt. Sharp đồng thời không có được nhiều thương hiệu nổi bật như Sony hay Panasonic.

Ông Nobuo Kurahashi, chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán Mizuho Investors Securities, nhận xét: “Yếu tố khiến mọi chuyện trở nên cực kỳ tồi tệ chính là việc Sharp đã dồn quá nhiều tiền vào các động lực tăng trưởng mà nay lại trở thành gánh nặng.”

Số phận của hãng điện tử nổi tiếng thế giới chìm nổi với màn hình tinh thể lỏng, công nghệ mà Sharp lần đầu sử dụng trong máy tính vào thập niên 1970.

Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu và phát triển, Sharp thu được rất nhiều tiền khi ngành tivi trở nên thịnh hành với mẫu màn hình phẳng vào đầu thập niên 2000. Từ năm 2002 đến năm 2007, lợi nhuận của Sharp tăng gấp 9 lần. Sharp gần như thống trị thị trường tivi Nhật trong những năm bùng nổ và trở thành biểu tượng của chất lượng không hãng nào sánh kịp. Sharp tiếp tục mở rộng sản xuất với nhà máy sản xuất màn hình LCD bằng việc xây dựng khu liên hợp 5 tỷ USD tại miền Tây nước Nhật năm 2009.

Thời kỳ kinh doanh tốt đẹp của Sharp đã chấm dứt khi thị trường tivi nội địa Nhật khó khăn bởi chính phủ ngừng chương trình kích thích tiêu dùng. Hàng tồn kho của Sharp chất đống.

Đồng yên Nhật quá cao khiến khả năng cạnh tranh về giá bán hàng của Sharp bị tác động nghiêm trọng. Hơn nữa Sharp vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các công ty sản xuất Trung Quốc.

Trong nhóm lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của ngành điện tử tiêu dùng, bao gồm máy tính bảng, điện thoại thông minh, sản phẩm của Sharp không có được bất kỳ đột phá nào. Sharp đã thu hẹp hoạt động sản xuất máy tính bảng Galapagos sau khi thị trường không hề ấn tượng và không thích sản phẩm này. Sản phẩm điện thoại thông minh của Sharp dù được người Nhật đánh giá cao nhưng không hiện diện ở thị trường nước ngoài.

Ngọc Diệp

Theo TTVN/Nytimes, Economist

 

   

 

               
       6 điểm mới trong quản lý tập đoàn     Để biến tri thức nhân viên thành của doanh nghiệp  
       7 công cụ cải tiến chất lượng     Để sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị hiệu quả  
       Bí quyết làm việc năng suất     Kỹ năng đàm phán trong giao dịch bất động sản  
       Mua nhà ở Mỹ
    Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào  
      Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp     Phương pháp sáng tạo - Khái quát hóa  
      Chữ tín trong kinh doanh địa ốc     Phương pháp sáng tạo - Mind map  
      Chuyện làm ISO     Phương pháp sáng tạo - Simplex  
      Văn hóa đổi mới của P&G     Phương pháp sáng tạo - Tương tự hóa  
      Doanh nghiệp phát triển bền vững     Cách định nghĩa mới về quản lý và lãnh đạo  
      Lãnh đạo thời khủng hoảng     Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Nhìn lại thành tựu  
      Nâng cấp sức khỏe doanh nghiệp     Văn hóa công ty - Daiwa  
      Cơ hội trong khủng hoảng     Nhận diện nhà lãnh đạo tài ba  
      Vì đâu và về đâu Bianfishco?     10 bí quyết của những nhà lãnh đạo thành công  
      10 cách nuôi dưỡng mối quan hệ bền vững     Bí ẩn sự hồi sinh của Ford Motor  
      Bí quyết bán hàng không tốn 1 xu quảng cáo của tỷ phú đồ lót     Bí quyết của người yếu  
      Người giàu tiết lộ bí quyết kiếm nhiều tiền     Bí quyết của triệu phú: Hãy là một tỷ phú!  
      Các đại gia điện tử Nhật Bản “chết mòn” vì đâu?     “Chẩn bệnh” cứu doanh nghiệp  
      Chiếc Roll-Royce đang ở dưới thuyền hay trên cạn!     Đại gia điện tử Sharp đã “đánh mất” mình như thế nào?  
      Facebook làm thế nào để điều hành công ty 100 tỷ USD?    

4 hạn chế của Doanh nghiệp Việt Nam trong quản lý tăng trưởng

 
      Doanh nghiệp cần kỹ năng gì ở nguồn nhân lực?