ĐỤC THỂ THỦY TINH TRÊN MẮT CẬN THỊ
Thông tin tư vấn
Cận thị lả gì?
Cận thị là loại tật khúc xạ làm cho mắt nhìn gần rõ nhưng nhìn xa mờ. Ở mắt cận thị, ảnh được hội tụ ở trước võng mạc. Có hai loại cận thị:
- Tật cận thị (cận thị đơn thuần hay cận thị học đường): là trường hợp cận thị nhẹ, thường xuất hiện ở lứa tuổi học sinh, tiến triển chậm, cấu trúc nhãn cầu trong giới hạn bình thường.
- Bệnh cận thị: là trường hợp cận thị do chiều dài nhãn cầu dài bất thường gây cận thị nặng, thường là bẩm sinh, độ cận tiến triển theo thời gian và thường gây biến chứng thực thể ở nhãn cầu.
Bệnh cận thị có thể gây ra những biến chứng gì?
- Đục dịch kính: là hiện tượng rất hay gặp, giống như cảm giác thấy ruồi bay, sợi tóc hay mạng nhện lơ lửng trước mắt. Đó là do thoái hóa dịch kính gây kết tụ những sợi đục trong dịch kính.
- Thoái hóa hắc võng mạc cận thị: do hắc võng mạc bị kéo dãn và mỏng đi gây teo và thoái hóa. Thoái hóa nặng và teo vùng hoàng điểm có thể gây giảm thị lực nhiều.
- Tân mạch hoàng điểm và xuất huyết hoàng điểm: dẫn đến triệu chứng nhìn hình bị méo.
- Đục thể thủy tinh: là hiện tượng lão hóa thể thủy tinh, có thể xuất hiện sớm ở người bệnh cận thị.
- Bong võng mạc: do thoái hóa hắc võng mạc nhiều dẫn đến xuất hiện lỗ rách võng mạc. Đây là biến chứng nặng, có thể gây mù vĩnh viễn nếu khong diều trị kịp thời.
- Nhược thị: thị lực kenm1 dù đã mang kính điều chỉnh. Nhược thị thường xảy ra trong trường hợp cận thị một mắt mà bệnh nhân khong nhận biết và không chỉnh kính hoặc đeo kính trễ.
- Glôcôm (cồm nước) kèm theo
- Lé ngoài do nhược thị hoặc quy tụ mắt kém.
Đục thể thủy tinh trên mắt cận thị có gì đặc biệt?
Đục thể thủy tinh (cườm khô) ở ngưởi cận thị có thể gặp ở mội lứa tuổi, làm thị lực giảm trầm trọng thêm. Nếu đã có đục thể thủy tinh thì các phẫu thuật điều trị cận thị với laser excimer (LASIK, PRK, LASER…) hoặc phakic IOL không còn phù hợp. Phẫu thuật hợp lý nhất là phẫu thuật phaco. Khi có chỉ định phẫu thuật lấy cườm bệnh nhân sẽ được đặt kính nội nhãn với độ phù hợp để điều chỉnh độ cận cùng lúc. Như vậy, sau mổ bệnh nhân có thể nhìn xa mà không cần đeo kính cận dày, có thể chỉ cần đeo kính chỉnh độ loạn thị hoặc độ tồn dư nếu có và đeo kính nhìn gần. Tùy từng trường hợp bác sỹ phẫu thuật sẽ tư vấn cụ thể thêm.
Trước phẫu thuật, bệnh nân sẽ được khám kỹ lưỡng về khúc xạ, thị lực, và khám đáy mắt với dãn đồng tử để tiên lượng kết quả sau mổ. Trường hợp được phát hiện có biến chứng thoái hóa đáy mắt có nguy cơ dẫn đến bong võng mạc sẽ được điều trị dự phòng với laser argon nhằm tránh xảy ra biến chứng trầm trọng. Phẫu thuật phaco được thực hiện tương tự như ở người đục thể thủy tinh đơn thuần. Một số trường hợp còn độ loạn thị hoặc độ cận tồn dư có thể đươc điều trị bổ sung với laser excimer (LASIK) hoặc thủ thuật rạch giác mạc sau phẫu thuật phaco 2-3 tháng. Người cận thị nặng thường đã có ít nhiều biến chứng thoái hóa võng mạc. Theo thời gian, những thoái hóa này có thể tiến triển thêm. Chính vì vậy, dù không còn mang kính cận sau phẫu thuật phaco, bệnh nhân cũng nên tái khám định kỳ hàng năm, kiễm tra tình trạng võng mạc để kịp thời phát hiện và diều trị những thoái hóa võng mạc nguy hiểm.
Để bảo vệ thị lực giảm biến chứng ở ngưởi cận thị, nên đi khám mắt khi có dấu hiệu cận thị, đeo kính điều chỉnh sớm và thường xuyên để tránh tăng độ, và định kỳ kahm1 khúc xạ và khám mắt hàng năm.