Karaoke  |

      

 

TP Hồ Chí MinhTP Hà Nội | Một số tỉnh khác
.................................................

Hà Nội

Công viên Bách Thảo
Công viên Thống Nhất
Công viên Grandi
Công viên LeNin
Công viên Thủ Lệ
Công viên nước Hồ Tây
Công viên 1 Tháng 6

    CÔNG VIÊN BÁCH THẢO

    Trong địa phận phường Khán Xuân bên cạnh hồ Tây ngày xưa, nơi có một hồ nước đẹp người Pháp đã xây dựng ở đây một quần thể vườn bách thảo. Để cảnh quan bớt đơn điệu do địa hình bằng phẳng, các nhà thiết kế vườn đã cho đắp một ngọn đồi thấp đặt tên là núi Nùng kèm theo nhiều bãi cỏ và tạo dựng các lối đi quanh co dưới tán những cây gỗ sum xuê.
    Khi mới thành lập vào năm 1890, vườn có diện tích trên 33 ha; bao quanh và sân sau của toàn bộ quần thể các dinh phủ và biệt thự của người Pháp. Nơi đây ngoài các loại cây sẵn có, các nhà khoa học còn sưu tập trồng các giống cây bản địa quý hiếm từ Bắc chí Nam và dẫn giống nhập trồng thí nghiệm các loài cây cỏ lạ từ nhiều vùng trên thế giới. Để tăng thêm sự hấp dẫn và tham quan thưởng ngoạn, dọc theo lối đi người ta cho xây các chuồng nuôi chim thú. Do đó, Vườn bách thảo còn được gọi là Vườn thú.
    Sau nhiều thăng trầm, biến đổi, ngày nay Vườn bách thảo Hà Nội lại được gọi đúng với tên của nó. Chim thú trước đây đã chuyển vào Thảo Cầm Viên Sài Gòn và ở Hà Nội đã có một khu nuôi động vật riêng là Vườn thú Thủ Lệ. Vườn bách thảo bị thu hẹp sau khi nhường một phần khá lớn diện tích đất để xây dựng Khu di tích lịch sử Ba Đình, chỉ còn diện tích trên 10 ha nằm trong địa phận phường Ngọc Hà, Q.Ba Đình.
    Vườn bách thảo Hà Nội - một cảnh quan thu nhỏ bao gồm núi, rừng và hồ nước. Vườn bách thảo có nhiều loài cây gỗ quý hiếm đặc trưng cho các cánh rừng ẩm nhiệt đới. Số loài địa phương chiếm trên 2/3 các loài cây hiện hữu, còn lại 1/3 là các loài cây nhập nội từ nhiều châu lục trên thế giới. Các loài cây cũng đại diện cho các họ, bộ của hệ thực vật bậc cao có mạch, nổi bật là các loài cây thuộc ngành thực vật hạt trần và thực vật hạt kín. Vào vườn Bách Thảo khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng các loài cây thân gỗ có đường kính 2, 3 người ôm; các loại cây thân cột khổng lồ của họ cau dừa; các cây gỗ có bộ rễ phụ buông dài của nhóm si, đa, đề; các loài cây leo thân gỗ các giò phong lan khoe sắc và các cây cảnh sặc sỡ. Bên cạnh các loại thực vật đa dạng, phong phú, Vườn bách thảo Hà Nội cũng nuôi nhốt một số động vật như sóc, khỉ đuôi dài.

    <Đầu trang>

    CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT


    Công viên Thống Nhất là một trong những công viên lớn ở Hà Nội. Trong công viên có Hồ Bảy Mẫu. Tiếp giáp với 4 mặt đường Trần Nhân Tông, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Duẩn và Đại Cồ Việt với diện tích rộng khoảng 50 ha. Có một thời gian, Công viên Thống Nhất mang tên công viên Lê Nin. Từ khi vườn hoa Chi Lăng được đặt tên công viên Lê Nin, công viên Thống Nhất dùng lại tên cũ.
    Ngày 11/1/1960, Hồ Chí Minh đã tới trồng cây đa lưu niệm. Ngày ấy, đất nước còn bị chia cắt nên công viên đặt tên là Thống Nhất để gợi nhớ tình cảm bắc nam.
    Công viên có hai cửa lớn, mở ra phố Trần Nhân Tông và đường Lê Duẩn. Công viên có nhiều bồn hoa bốn mùa phô sắc, những dãy thùy liễu mượt mà, những rặng thông suốt năm xanh thẳm và những loài cây trái ngọt hoa thơm.
    Công viên Thống nhất là nơi vui chơi, khá hấp dẫn của các tầng lớp nhân dân Hà Nội và du khách. Khu thiếu nhi có đu quay chạy điện, máy bay bay trên khung sắt và nhà gương dị dạng. Khắp các lối đi đều có hững dãy ghế đá nép mình bên vòm hoa, có một dải hồ để bơi thuyền, có "khu phong lan" với hàng trăm chủng loại, nhiều loài cây cảnh, cây thế và những bể lớn, bể nhỏ thả cá bạc, cá vàng….
    Đối với người cao tuổi có khu "đảo Hoà Bình" ở giữa hồ yên tĩnh. Mấy năm gần đây công viên dành riêng một khu tổ chức hội hoa xuân, tụ hội mọi tài hoa bậc nhất của ngành cây xanh cả nước.

    <Đầu trang>

    CÔNG VIÊN GRANDI

    Nằm giữa bốn đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai, Lê Thạch và Ngô Quyền, công viên nguyên là phần đất của một ngôi chùa cổ - chùa Phổ Giác, tức chùa Tàu - của làng Hậu Lâu.
    Năm 1883, Pháp chuyển chùa tới viện Thái y, nay là phố Ngô Sĩ Liên để lấy chỗ xây dựng tòa đốc lý, kho bạc, bưu điện và một vườn hoa. Năm 1886, nhân tổng công sứ Pôn Be chết, Pháp lấy tên ông ta đặt cho vườn hoa này, năm sau dựng tượng Pôn Be tại đây, có thêm tòa nhà bát giác làm chỗ cho nhạc binh biểu diễn.
    Năm 1945, sau đảo chính Nhật, thị trưởng Trần Văn Lai cho hạ tượng. Cách mạng tháng tám thành công, vườn hoa đổi tên là Chí Linh, địa danh vùng núi phía tây Thanh Hóa, căn cứ của nghĩa quân Lê Lợi (đầu thế kỷ 15).
    Năm 1984, công viên mang tên Thủ tướng Ấn Độ - India Grandi.

    <Đầu trang>


    CÔNG VIÊN LENIN

    Công viên Lê Nin (trước đây là vườn hoa Chi Lăng) là một công viên mang tên Lê Nin nằm đối diện với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Nó nằm trên đường Điện Biên Phủ, Trần Phú và Hoàng Diệu. Khuôn viên của công viên có hình tam giác, với tổng diện tích là 17.183 m2, trong đó bao gồm quần thể kiến trúc tượng đài Lê Nin.
    Công viên Lê Nin trước đây được gọi là vườn hoa Chi Lăng. Trước đó nữa, công viên mang tên Vườn hoa Canh Nông, do người Pháp xây dựng vào thời Pháp thuộc và đặt tên vậy vì ở đó từng có một bức tượng hình người nông dân kéo cày.
    Đến ngày 7 tháng 10 năm 2003 vườn hoa Chi Lăng được gắn biển, đổi tên thành Công viên V.I Lê Nin.
    Trước khi vườn hoa Chi Lăng đổi tên, tên gọi Công viên Lê Nin đã được dùng cho Công viên Thống Nhất hiện nay. Sau ngày 7 tháng 10 năm 2003, Công viên Thống Nhất được khôi phục tên cũ.

    <Đầu trang>


    CÔNG VIÊN THỦ LỆ

    Công viên Thủ Lệ cách trung tâm Hà Nội khoảng 5 km về phía Tây, góc đường Kim Mã, Cầu Giấy, đường Bưởi, Đào Tấn và Nguyễn Văn Ngọc, giáp với khách sạn HaNoi Daewoo, chính thức được khởi công ngày 19/5/1975, và hai năm sau mở cửa đón khách. Công viên nằm trên địa phận làng Thủ Lệ, một làng cổ có từ thời Lý (thế kỷ XI), sự tích làng gắn với sự tích thần Linh Lang thờ trong đền Voi Phục.
    Công viên được xây dựng trên một địa hình khá đẹp: khoảng 29 ha, hồ nước mênh mông có gờ đất chạy dài bao bọc như bầy rồng, rắn đuổi nhau; núi Bò, đền Voi Phục dưới bóng si rậm rạp.
    Công viên Thủ Lệ là vườn thú được chia làm nhiều khu: Khu bò sát nuôi rắn, kỳ đà, cá sấu. Khu này nằm trên dải đất có hồ nước, tạo nên những hang hốc thích hợp với đời sống từng loài. Khu chim chóc có công, trĩ, uyên ương, hạc, cò, sếu, các loài chim hót như họa mi, khướu. Khu này chạy dài trên bên lối vào đền Voi Phục. Khu thú dữ gồm hổ, báo, sư tử, gấu với một hệ thống chuồng giống kiểu hang động, xen vào đó là các chuồng hươu, nai, khỉ, chồn, cầy, vượn và voi.
    Trong công viên có rạp xiếc Hà Nội nhỏ dành cho các trẻ nhỏ gồm có:Xiếc khỉ, xiếc chó và xiếc cá sấu.

    <Đầu trang>

    CÔNG VIÊN NƯỚC HỒ TÂY

    Công viên Hồ Tây thành lập ngày 19/5/2000 - là một tổ hợp, giải trí hiện đại và hấp dẫn, ở phía tây bắc Hồ Tây - 116 Lạc Long Quân, Q.Tây Hồ.
    Nằm bên Hồ Tây lộng gió và thơ mộng, hai mặt tiếp giáp với hồ, công viên kết hợp khá hoàn hảo và tinh tế giữa thiên nhiên với những thành tựu trí tuệ của con người. Trên diện tích hơn 10 ha, Công viên Hồ Tây bao gồm công viên nước đạt tiêu chuẩn quốc tế, công viên Vầng Trăng với những trò chơi hấp dẫn và thú vị, câu lạc bộ thể thao văn hoá. Tổ hợp có trang thiết bị hiện đại, sang trọng. Khu dịch vụ đa năng tiện lợi, phong phú. Khu biểu diễn xiếc cá heo mới lạ. Công viên Hồ Tây còn là một địa chỉ văn hoá, tái hiện những truyền thuyết dân gian của Hà Nội và của Việt Nam.
    Nằm trong công viên Hồ Tây với diện tích 3,5 ha, công viên nước Hồ Tây là công viên nước đầu tiên với quy mô lớn và hiện đại nhất miền Bắc. Công viên luôn mang lại cảm giác khỏe mạnh, sảng khoái và những giây phút nghỉ ngơi lý tưởng.
    Công viên nước bao gồm các trò chơi: trượt phao, máng trượt xoáy mở, trượt ống đen, trượt cao tốc, máng trượt xoắn đôi , trượt đa làn, lâu đài nước, bể con voi, bể trâu vàng, đường trượt mini.

    CÔNG VIÊN 1/6
    178 Nguyễn Lương Bằng, Q.Đống Đa.

về đầu







Giới thiệu    |    Sơ đồ website    |    Đăng ký Quảng cáo    |   Đăng ký thông tin miễn phí     |   Đăng ký sửa thông tin     |    <In trang>
Bản quyền CTY CP NIÊN GIÁM ĐIỆN THOẠI & TRANG VÀNG 2 - VIỆT NAM
Địa chỉ: 2L-2M Phạm Hữu Chí, P.12, Quận 5, TP. HCM
• Tel: (08) 3855 6666 / Tổng đài (08)1081 • Fax: (08) 3855 5588 • Email: myc@yp.com.vn
Chi nhánh: 28 Đinh Bộ Lĩnh, P. Phú Cường, TX. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương • Tel: (0650) 3855 855 • Fax: (0650) 3855 555
Giấy phép số 221/GP - BC, cấp ngày 9/12/2005. Người chịu trách nhiệm chính: Bà Phạm Thị Kim Tuyết Loan - TGĐ VYP.