Login  |  Register Tuesday, March 19, 2024  
HÌNH ẢNH
KIẾN THỨC CẦN BIẾT

Phòng khám 1:
147 Nguyễn Văn Cừ P2, Q5
 +  Ngày thường:
     Sáng 7h-11h,
     Chiều 2 - 6h

 +  Chủ Nhật & Ngày Lễ:
     Nghỉ


Phòng Khám 2:
321 Nguyễn Thị Nhỏ, P16, Q11
+  Ngày thường:
    Sáng 8 - 11h
    Chiều 2h - 7h

+  Chủ Nhật & Ngày Lễ:
   
Sáng 8 - 11h
    Chiều 2h - 5h
 Text/HTML
Minimize

BỆNH SUY GIẢM MIỄN DỊCH TRÊN MÈO

Feline Immunodeficiency Virus (FIV)

 

Phòng Khám Thú Y Chợ Lớn - Cholon Vet Clinic

                                                                      Lưu Đức Hiền

 

FIV là một virus thuộc họ Retroviridae, cùng chi Lentivirus với virus HIV trên người, BIV trên bò hay SIV trên khỉ. Bệnh còn được gọi là AIDS trên mèo, được phát hiện lần đầu năm 1986. Đặc trưng của chi virus này là thời gian ủ bệnh rất dài.

Như tên gọi của bệnh, virus gây suy giảm miễn dịch, dẫn đến phụ nhiễm các bệnh khác. Virus lây lan chủ yếu qua vết cắn, từ nước bọt mèo nhiễm bệnh vào máu. Do đó, mèo hoang có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn mèo nhà, đặc biệt trên mèo đực tỷ lệ nhiễm cao gấp 3 lần mèo cái do thói quen cắn nhau.

Không giống như HIV trên người, tỷ lệ truyền lây từ mèo mẹ nhiễm bệnh sang mèo con không cao.

Bệnh chia thành nhiều giai đoạn:

-          Giai đoạn 1: xảy ra khá ngắn có thể chỉ gồm 1 số dấu hiệu nhiễm trùng như lừ đừ, biếng ăn, sốt, sưng hạch…

-          Giai đoạn 2: (giai đoạn không triệu chứng) kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy sức đề kháng và sức gây bệnh của virus.

-          Giai đoạn 3: còn gọi là giai đoạn hội chứng suy giảm miễn dịch (FAIDS) mèo sẽ phụ nhiễm các bệnh khác: bệnh hô hấp, nhiễm trùng da, suy thận…dẫn đến tử vong

Chẩn đoán: Để chẩn đoán nhanh, hiện Phòng Khám Thú Y Chợ Lớn có Test Kit nhằm chẩn đoán nhanh FIV và FeLV

Phòng bệnh:

-          Do đặc tính của bệnh, mèo nhà cần nuôi nhốt cẩn thận, hạn chế tiếp xúc với mèo hoang để tránh nhiễm bệnh.

Làm gì nếu mèo dương tính với bệnh?

-          Nếu trong giai đoạn 1 & 2 của bệnh, mèo cần được chăm sóc đặc biệt: chế độ dinh dưỡng, nâng cao đề kháng, phòng và diệt bọ chét ….nếu thực hiện tốt, vẫn có thể kéo dài tuổi thọ cho mèo.

-          Nếu trong giai đoạn cuối, mèo có thể cần được xét nghiệm máu kiểm tra chức năng gan – thận. Việc điều trị chủ yếu chống phụ nhiễm, kết hợp hỗ trợ gan – thận, hiệu quả thường không cao.

 

(Bài viết có sử dụng nội dung tham khảo từ wikipedia)