Bệnh võng mạc tiểu đường
Bệnh tiểu đường gây tổn hại những mạch máu nhỏ của toàn cơ thể trong đó mắt. Tổn thương võng mạc thần kinhcua3 mắt gọi là bệnh lý võng mạc tiểu đường. 10% bệnh nhân bị mù trên thế giới mỗi năm là do bệnh tiểu đường. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa mù lòa do bệnh tiểu đường là thường xuyên đi khám mắt định kỳ.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc tiểu đường:
- Bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm
- Đường huyết cao
- Tiểu đường đi kèm với cao huyết áp, đặc biệt có biến chứng thận
- Phụ nữ có thai mắc bệnh tiểu đường
Thế nào là bệnh võng mạc tiểu đường?
Có hai giai đoạn
Tiểu đường gây tổn thương mạch máu nhỏ của võng mạc thần kinh gây thoát máu, nước, chất đạm và mỡ, gây mù võng mạc, đặc biệt vùng hoàng điểm ( lá vùng cho thị lực cao nhất) dẫn đến mờ mắt. Nếu được phát hiện sớm trong giai đoạn này và được điều trị thì có thể phòng ngừa được mù lòa.
Xuất hiện những mạch máu bất thường. Những mạch máu này rất dễ vỡ và gây chảy máu trong mắt. Nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ bị bong võng mạc thần kinh và dẫn đến mù lòa.
Làm thế nào để phát hiện bệnh võng mạc tiểu đường?
Đến khám mắt tại bệnh viện chuyên khoa mắt.
Chụp hình màu võng mạc và chụp hình võng mạc có chính thuốc cản quang giúp phát hiện các tổn tổn thương cuả võng mạc (thiếu máu võng mạc thần kinh, phù hoàng điểm, mạch máu mới bất thường của võng mạc) từ đó có quyết định có cần điều trị laser hay không.
Phương pháp điều trị bệnh võng mạc tiểu đường:
Laser giúp ngăn ngừa bệnh võng mạc tiểu đường tiến triển nặng hơn (làm biến mất các mạch máu mới bất thường, ngăn ngừa chảy máu và bong võn mạc) giúp bệnh nhân giữ được thị lực còn lại. Phát hiện và điều trị sớm bằng laser quang đông 532 là phương pháp có hiệu quả nhất trong điều trị dự phòng biến chứng võng mạc tiểu đường ở giai đoạn sớm.
Trong những trường hợp có biến chứng nặng thì bác sỹ phải can thiệp bằng phẫu thuật để giữ lại thị lực cho bệnh nhân. Có 45% trường hợp chảy máu tái phát và 5% bong võng mạc dsau phẫu thuật, vì vậy cần phẫu thuật lại vca2 có thể dùng thêm thuốc bơm vào mắt nhằm làm dính võng mạc lại.
Các biện pháp phòng ngừa mù lòa do bệnh tiểu đường:
Nên tuân thủ điều trị tiểu đường và có chế độ ăn thích hợp để giữ đường huyết ở mức cho phép. Tốt nhất <= 120mg%.
Khám mắt định kỳ:
- Bệnh nhân dưới 30 tuổi bị tiểu đường: khám mắt sau 5 năm đầu bị tiểu đường, sau đó khám định kỳ 2 năm/lần.
- Bệnh nhân trên 30 tuổi nên khám mắt ngay sau khi được phát hiện có bệnh tiểu đường.
- Bệnh nhân có cao huyết áp và bệnh thận nên khám thường xuyên hơn.
- Phụ nữ tiểu đường có thai nên đi khám mắt.
- Đừng chờ đợi cho đến khi có các triệu chứng ở mắt mới đi khám mắt.
- Càng bắt đầu điều trị càng sớm cảng có nhiều cơ hội phòng ngừa mù lòa.
- Bệnh nhân bị tiểu đường hay bị biến chứng đục thủy tính thể sớm. Khi được phẫu thuật lấy thủy tinh thể đục và đặc thủy tinh thể nhân tạo, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục theo dõi và điều trị bệnh võng mạc tiểu đường lâu dài phòng ngừa mù lòa do biến chứng võng mạc tiểu đường.