|
Tọa lạc tại số 3 Hòa Bình (P.3,
Q.11) với diện tích khoảng 50 ha, giáp 2 đường Lạc Long
Quân và Hòa Bình trong đó gồm 20% là mặt hồ, 60% là cây
xanh và vườn hoa.
Khi đến đây, du khách có dịp
khám phá các phong cảnh thiên nhiên như khu trưng bày hoa
kiểng gồm nhiều tiểu cảnh riêng biệt như vườn hoa Nam Tú
- là khu hoa viên trung tâm gồm nhiều mảng hoa ngắn ngày,
vườn lan, vườn bon sai,.... Tại đây, có những thảm cỏ rực
rỡ thay đổi theo mùa rất đặc sắc.
Khu vui chơi giải trí có trò chơi
như tàu lượn siêu tốc (Roller Coaster), monorail, du thuyền
câu cá sấu, trượt tuyết, leo núi, tàu xoay,...
Khu cắm trại là một khu đất trống được dành riêng cho khách
có nhu cầu cắm trại, khu vực lòng hồ dành cho nhiều loại
hoạt động trên mặt nước như câu cá, bơi xuồng, nhà thủy
tạ, đảo khiêu vũ, rối nưóc…
<Về đầu trang> |
Nằm ở phía Đông Bắc của TP Hồ Chí Minh,
trên xa lộ Hà Nội (thuộc Q.9) từ thành phố đi Đồng Nai,
đây là nơi vui chơi giải trí cuối tuần của người dân thành
phố các tỉnh và thành phố khác.
Đến đây, du khách sẽ được tham quan các
địa điểm như đền thờ vua Hùng, cung vàng điện ngọc, phụng
hoàng cung, kỳ lân cung,.. và tận hưởng phong cảnh tự nhiên
của suối, rừng, hồ cá… Đồng thời, du khách được tham gia
các trò chơi như xe đạp trên không, đua xe tốc độ, tàu lượn
siêu tốc,...
<Về đầu trang> |
|
Thảo
Cầm Viên là một trong những địa chỉ văn hóa của TP Hồ Chí
Minh, nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ trên thế giới.
Tọa lạc trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), nằm ở cuối đường
Lê Duẩn
Bắt đầu xây dựng vào tháng 3/1864 trên một khu đất rộng 12ha
nằm cạnh sông Rạch Lăng (phía đông bắc Sài Gòn) và hoàn thành
năm 1865, trong đó trồng nhiều loại cây quý ở trong nước và
trên thế giới được nhập từ Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia
như cacao, cafe, vani, một vài giống mía gọi là Jardin Acclimater...
và nhiều loại động vật quý hiếm được đưa về nuôi và nơi đây
được gọi là Sở thú. Đến 1924, Sở thú được mở rộng thêm 10ha.
Ngày 27/11/1927, Pháp cho xây dựng Viện Bảo tàng Blanchard
de la Bross trong khuôn viên Sở thú theo thiết kế giống tháp
cung điện mùa hè Bắc Kinh. Năm 1956, viện bảo tàng Blanchard
de la Bross được đổi là Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn, sở
thú đổi là Thảo Cầm Viên. Từ 1989, chuồng trại được cải tạo
và mở rộng cho thích hợp với đời sống sinh thái của từng loại
thú. Diện tích chuồng trại là 21.352m2. Năm 1990, Thảo Cầm
Viên là thành viên chính thức của hiệp hội các vườn Đông Nam
Á.
Sau hơn 130 năm xây dựng,
Thảo Cầm Viên đã trở thành một vườn thú lớn của cả nước với
nhiều đầu thú thuộc 125 loài; thực vật thuộc 260 loài, 23
loài lan, 33 loài xương rồng, 34 loại bon sai và thảm cỏ xanh
trên diện tích 20ha, chia làm nhiều khu: khu nuôi cầm thú,
khu cây cảnh và phong lan, khu vui chơi...
<Về đầu trang> |
|
Khu du lịch
Kỳ Hòa tọa lạc ở cuối đường Lê Hồng Phong (Q.10) nằm trong
một vùng thiên nhiên thoáng mát, trong lành, rộng hơn 14 ha
gồm có: khu công viên, trung tâm hội chợ quốc tế, các khách
sạn hiện đại và cả một hệ thống nhà hàng; bên cạnh là nhà
hát Hòa Bình - một nhà hát lớn của thành phố.
Công viên Kỳ Hòa có hai khu vực: Kỳ Hòa I
và Kỳ Hòa II với tổng diện tích là 8 ha. Hai công viên được
nối với nhau bằng một chiếc cầu xinh xắn. ở đây có đủ các
loại hình vui chơi giải trí dành cho người lớn và trẻ em như
bơi thuyền trên hồ, đu quay đứng, bập bênh, đi xe lửa vòng
quanh đất nước, cầu tuột Úc, xích đu, nhà cười, sở thú mini,
nhà trưng bày sinh vật biển, các loại hình trò chơi điện tử,
sân trượt patin...
Tại công viên Kỳ Hòa I đã xây dựng khu vườn
thần tiên kỳ thú, sân khấu dành cho lứa tuổi thiếu nhi, sân
khấu Ðồi Hoa Vàng với hơn 1000 chỗ ngồi bên bờ hồ thơ mộng.
Nơi đây diễn ra các loại hình sinh hoạt văn hoá như múa Lân,
Sư, Rồng; hội thi khiêu vũ nghệ thuật, hội diễn thời trang,..
<Về đầu trang> |
|
Nằm cách trung
tâm thành phố khoảng 2 km, tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ
(Q.Bình Thạnh, gần ngã 4 Hàng Xanh). Khu du lịch Văn Thánh
có tổng diện tích 77.000 m2, phần hồ chiếm khoảng 2 ha phù
hợp với nhiều hoạt động giải trí thư giãn.
Được thành lập năm 1985 trên một vùng đất rộng ven sông nước,
khu du lịch đã tạo dựng được những cảnh trí gần gũi với thiên
nhiên, mát mẻ, thoáng đãng, thích hợp cho du khách đến nghỉ
ngơi, thưởng ngoạn môi trường thiên nhiên trong sạch, tươi
đẹp.
Hoạt động chủ yếu của khu du lịch Văn Thánh là tổ chức các
dịch vụ du lịch, các hoạt động lễ hội văn hóa, vui chơi giải
trí nhân ngày lễ lớn…
<Về đầu trang>
|
Hay còn gọi là công viên Tao Đàn - tọa lạc
tại ngã 4 đường Cách mạng tháng 8 và Nguyễn Thị Minh Khai
(giáp ranh Q.3 và Q.1). Công viên Tao Đàn vốn là đất ở ngoài
ranh thành Phiên An xưa. Cho đến năm 1890, được đổi tên là
Vườn Ông Thượng. Công viên là lá phổi lớn nằm giữa trung tâm
thành phố với diện tích khoảng 10 ha, có trên 100 loại cây
thảo mộc 100 tuổi, với những mảng xanh, bãi cỏ,... là nơi
nghỉ ngơi giải trí và tìm hiểu về thảo mộc của nhân dân thành
phố.
Ngoài cảnh quan thiên nhiên, công viên còn
tổ chức các trò chơi, sinh hoạt vui chơi giải trí công cộng
mang tính giáo dục, đồng thời là nơi tập thể dục dưỡng sinh.
Ngoài ra, công viên là nơi tổ chức các lễ hội, hội chợ triển
lãm và các sự kiện văn hóa của thành phố.
<Về đầu trang> |
Cách
trung tâm thành phố 8 km, Khu du lịch Bình Quới có tổng diện
tích 34.635 m2, tiếp giáp với sông Sài Gòn về phía Tây Bắc
nên có khí hậu thoáng mát trong lành.
Mặt bằng rộng, thoáng mát bên bờ sông Sài
Gòn, khu du lịch Bình Quới được nhiều người biết đến như một
khu thư giãn và ăn uống theo phong cách Nam Bộ dân dã, mộc
mạc. Với khoảng không gian xanh tươi, tĩnh lặng của những
thảm cỏ non mượt mà, cùng bóng mát của những hàng dừa nước
nghiêng mình bên dòng kênh Sở Nhật bao đời… đã tạo nên một
nét riêng cho Bình Quới.
Sau thành công của “Ẩm thực khẩn hoang Nam
Bộ” đã tạo nên thương hiệu của Bình Quới, Bình Quới tiếp tục
tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như: Lễ hội đất phương Nam,
Gala Dinner Giáng Sinh, Chương trình “Về quê ăn Tết”, thi
món ăn hương vị quê nhà… đặc biệt là chương trình “Khám phá
văn hóa và ẩm thực dân gian Việt Nam” gây được tiếng vang
lớn trong công chúng.
Nơi đây thường được các cộng đồng kiều dân
nước ngoài chọn để tổ chức lễ kỷ niệm quốc khánh; cũng như
nhiều công ty chọn làm nơi tổ chức tổng kết, chiêu đãi và
hội nghị. <Về đầu trang> |
Cách thành phố 70 km thuộc huyện Cần Giờ. Đây là khu rừng
ngập mặn lớncủa Việt Nam. Khu dự trữ sinh quyển rừng mặn
Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn
nằm ở cửa ngõ Đông Nam của TP Hồ Chí Minh; phía Bắc giáp
tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh
Tiền Giang và Long An, phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Tổng diện tích Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
là 75.740 ha, trong đó: vùng cách ly 4.721 ha, vùng đệm
41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha.
Đây là một khu rừng theo đánh giá của các chuyên gia nước
ngoài được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý thuộc
vào loại tốt nhất ở Việt Nam và thế giới. Ngày 21/1/2000,
khu rừng này đã được MAB/ UNESCO công nhận là Khu dự trữ
sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới 368
Khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ có trên 157
loài thực vật, 63 loài phiêu sinh thực vật, 130 loài tảo,
100 loài động vật đáy không xương sống, 120 loài cá, chín
loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 19 loài có vú, 145 loài
chim như bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi - bần
trắng cùng xu ổi, trang, đưng … và các loại nước lợ như
bần chua, các quần hợp mái dầm – ô rô, dừa lá, ráng, … Thảm
cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp.
và Thalassia sp.; đất canh tác nông nghiệp với lúa, khoai
mỡ, các loại đậu, dừa …; các vườn cây ăn trái.
<Về đầu trang>
|
Toạ lạc tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi,
TP Hồ Chí Minh, cách địa đạo Củ Chi khoảng 8 km chiếm diện
tích khoảng 200 ha, trong đó phần lớn là trồng cây Nalybaly
(được xuất khẩu sang Nhật, châu Âu, Mỹ, Trung Quốc), kế đến
còn có vườn trái cây và trại chăn nuôi vịt với quy mô tương
đối lớn của một nông trường hiện tại, trong đó có một khu
đất khoảng 20 ha, với cảnh quang tuyệt đẹp cộng thêm sự tận
tâm xây dựng sáng tạo mô hình của các chuyên gia thiết kế,
quy hoạch, trải qua thời gian dài và cuối cùng cũng hoàn thành
khu du lịch sinh thái, và lấy văn hoá, phong tục, tập quán
của các dân tộc thiểu số Việt Nam, làm chủ đề cho khu du lịch
sinh thái FOSACO.
Để kết hợp phát triển nghành du lịch Việt
Nam, đề cao phẩm chất sinh hoạt thư giãn, và xúc tiến tìm
hiểu đời sống sinh hoạt của các dân tộc như Bana, Thai...
tìm hiểu lối kiến trúc cổ và hoàn cảnh sống xung quanh nơi
cư trú của họ, và từ đó tái tạo lại các hình ảnh này và bố
trí tất cả các ngõ ngách trong khu du lịch. Đồng thời, mời
được các chuyên gia, nghệ nhân người dân tộc đến dệt thổ cẩm,
nấu rượu cần, làm đồ mỹ nghệ, nấu cơm lam và một số món ăn
dân tộc, làm đồ gốm bằng đất sét, ca múa trong khu vực và
một điều đặc sắc nữa là tại nơi đây quý khách có thể xem và
tìm hiểu về tập tục cưới chồng truyền thống của người phụ
nữ dân tộc, có ấn định thời gian để du khách có thể dịp thưởng
thức tài nghệ của họ. <Về đầu trang>
|
Để được hỗ
trợ thêm, xin vui lòng liên hệ 08. 1081
|
|
|