Đăng Nhập  |  Đăng Ký 30 Tháng Mười Hai 2024  
HÌNH ẢNH
KIẾN THỨC CẦN BIẾT

Phòng khám 1:
147 Nguyễn Văn Cừ P2, Q5
 +  Ngày thường:
     Sáng 7h-11h,
     Chiều 2 - 6h

 +  Chủ Nhật & Ngày Lễ:
     Nghỉ


Phòng Khám 2:
321 Nguyễn Thị Nhỏ, P16, Q11
+  Ngày thường:
    Sáng 8 - 11h
    Chiều 2h - 7h

+  Chủ Nhật & Ngày Lễ:
   
Sáng 8 - 11h
    Chiều 2h - 5h
 Text/HTML
Đóng

BỆNH BÉO PHÌ TRÊN CHÓ, MÈO

 

Th.S. Trịnh Thị Cẩm Vân

 

Hiện tượng béo phì trên chó, mèo được xác định khi có hiện tượng tích luỹ lượng mỡ trong cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép làm suy yếu sức khoẻ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Béo phì có thể xảy ra trên tất cả các loài vật cưng mà nguyên nhân dẫn đến từ lối sống không lành mạnh như ăn quá nhiều,  mất cân đối trong khẩu phần ăn, hạn chế vận động hoặc hệ quả từ một số bệnh lý khác. Về mặt thú y khoa, béo phì là một trong những bệnh dinh dưỡng phổ biến nhất của chó, mèo và con người trong xã hội phát triển ngày nay.

Trên chó, mèo, trạng thái được xem là béo phì khi trọng lượng cơ thể vượt hơn 15% ngưỡng và biểu hiện lâm sàng của hiện tượng béo phì là sự thừa cân , mất cân đối về hình dạng , dáng đi và hiện tượng ứ đọng mỡ mất kiểm soát trên một số bộ phận của cơ thể

 

Các yếu tố nguy cơ có liên quan đến béo phì

Đối với chó, mèo ,  có nhiều yếu tố nguy cơ có liên quan đến việc dẫn đến béo phì :

·       Giống : một số giống có nguy cơ béo phì cao như Labrador, Cairn Terriers, Cocker Spaniels, Dashunds, Basset Hound, Beagles

·       Lứa tuổi : nhiều bằng chứng cho thấy béo phì có liên quan đến tuổi. Trên người, đối với nam, béo phì xảy ra ở lứa tuổi 45 trở lên còn ở phụ nữ thì có nguy cơ suốt đời . Trên chó, mèo cũng có khuynh hướng tương tự

·       Trạng thái triệt sản : một số nghiên cứu cho thấy những thú cưng đã triệt sản thường có khuynh hướng tăng cân gấp 2 lần thú không triệt sản

·       Giới tính : Béo phì trên chó cái phổ biến hơn trên chó đực

·       Chủ nuôi có trách nhiệm trong việc chăm sóc và quan tâm đến thú cưng,  giúp đở luyên tập vận động; sự hạn chế thời gian của chủ nuôi đối với thú cưng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn thú cưng đến béo phì. Mặt khác, có nhiều bằng chứng cho thấy có mối liên quan giữa béo phì trên chó, mèo và người chủ nuôi bị thừa cân, ở lứa tuổi trung niên – già ít vận động .

·       Phương thức chăn nuôi: chó, mèo được nuôi bằng thức ăn của người có khuynh hướng béo phì hơn thú được nuôi bằng thức ăn công nghiệp do sự mất cân đối trong thành phần dinh dưỡng cũng như trong khẩu phần ăn

 

Đánh giá mức độ béo phì

       1/  Đánh giá cảm quan về mức độ béo phì trên chó, mèo được dựa trên :

·       Ghi nhận và so sánh cân nặng của thú hiện tại với trước đây tương ứng với chế độ dinh dưỡng theo từng thời kỳ tăng trưởng (body weight = BW )

·       Đánh giá lượng mô mỡ phủ trên xương sườn và lượng mỡ ở bụng

·       Quan sát các đặc điểm của bụng như bụng sa lòng thòng, bụng nhô ra 2 bên

·       Có những vùng mỡ phát triển ở 2 bên đuôi, hông

·       Dáng đi lạch bạch, ụt ịch

·       Chậm chạp, lờ đờ

2/  Thang điểm tình trạng cơ thể chó, mèo ( Body  Condition Score = BCS ):

3/  Thang điểm tình trạng mô cơ của cơ thể chó, mèo

 ( Muscle Condition Score = MCS )

 

Những nguy cơ bệnh lý dẫn đến từ béo phì trên thú cưng

·       Tiểu đường

·       Bệnh tim mạch

·       Cao huyết áp

·       Tai biến mạch máu

·       Tổn thương khớp, xương, dây chằng. Trên một số giống như Dachshunds dễ có khuynh hướng phát triển các bệnh lý cột sống như trượt đĩa đệm

·       Các bệnh hô hấp

·       Suy giảm sức đề kháng

·       Dễ mất khả năng chịu nhiệt

·       Suy giảm chức năng gan

·       Tăng nguy cơ trong gây mê và phẩu thuật

·       Dễ có vấn đề về sinh sàn như đẻ khó

·       Dễ có vấn đề về đường tiêu hoá như táo bó, đầy hơi

·       Suy giảm hệ miễn dịchn

·       Dễ có vấn đề về da, lông

·       Cancer , thường có khuynh hướng dễ phát triển ung thư bàng quang, bướu vú

·       Rối loạn hành vi

·       Suy giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ

 

Kiểm soát trọng lượng cơ thể trên chó, mèo

Để quản lý vấn đề trong lượng cơ thể chó, mèo nhằm giảm nguy cơ bệnh tật, ngăn ngừa sự suy dinh dưởng, sự thừa cân, béo phì và cải thiện chất lượng cuộc sống thú cưng , định hướng cho bác sĩ thú y cũng như giáo dục chủ nuôi -  hiệp hội bệnh viện thú y Mỹ ( American Animal Hospital Association = AAHA ) đã đưa ra chương trình quản lý trọng lương cơ thể chó, mèo trên diện rộng, có chiến lược lâu dài và định hướng việc phòng ngừa tình trạng thừa cân, béo phì .

Chương trình bao gồm các giai đoạn như sau

v Chương trình phòng ngừa :

·       Chế độ nuôi dưỡng chó con, mèo con

·       Đánh giá và theo dõi tình trạng cơ thể thú qua biểu đồ thang điểm tình trạng cơ thể thú ( Body Condition Score Charts  = BCS ), trọng lượng cơ thể ( BW ), thang điểm tình trạng mô cơ cửa cơ thể ( MCS ) ; từ đó điều chỉnh việc cho ăn phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích nuôi cũng như trạng thái triệt sản

·       Duy trì trọng lượng trưởng thành lý tưởng

·       Duy trì việc vận động và hoạt động

·       Huấn luyện hành vi thú bằng cách tương tác giữa hành vi và thức ăn dưới hình thức tưởng thưởng bằng thức ăn

·       Giáo dục khách hàng ( chủ nuôi ) cách sữ dụng loại thức ăn công nghiệp hay loại thức ăn đề nghị

v Chương trình giảm cân :

·       Xác định trọng lượng lý tưởng ( BW )

·       Hạn chế năng lượng bằng cách xác định nhu cầu năng lượng hàng ngày

·       Lựa chọn thức ăn dựa trên việc hạn chế năng lượng theo mong muốn

·       Quản lý việc cho ăn và chế độ vận động ,hoạt động của thú

·       Giám sát lịch trình

v Giám sát và duy trì sau giảm cân

v Xây dựng mối liên quan giữa chủ nuôi và hành vi của thú nuôi

 

Thức ăn dinh dưởng cho chó, mèo

Viêc kiểm soát trọng lượng cơ thể chó, mèo trong chương trình phòng ngừa béo phì có tầm quan trọng trong chăn nuôi nhằm giảm đi nổi đau bệnh tật có thể và hạn chế những tổn thất chi phí cho chủ nuôi . Để thực hiện được điều này, chủ nuôi cần lưu ý chế độ dinh dưỡng, thức ăn phù hợp theo loại giống, lứa tuổi, trạng thái sinh lý ,mục đích chăn nuôi ngay từ khi khởi đầu nuôi hoặc khi thú nuôi còn nhỏ.

Chủ nuôi cần phải nhận thức được rằng các đặc điểm sinh lý về hệ thống tiêu hoá giữa người, chó, mèo, hoàn toàn khác nhau. Chó không phải là con người thu nhỏ và mèo không phải là một con chó nhỏ.

Người là động vật ăn tạp, chó là động vật bán ăn thịt, mèo là động vật ăn thịt; chó mèo nuốt thức ăn chứ không nhai, nếm; răng chó mèo để cắt, xé thịt chứ không nhai; không có enzyme tiêu hoá trong nước bọt; dạ dày có thể dãn nở được thích hợp cho việc nuốt chửng thức ăn; acit dạ dày cao hơn nhiều so với người nên có thể tiêu hoá được xương và phân huỷ các vi khuẩn có hại; chiều dài ruột non ngắn và hệ sinh vật đường ruột bị giới hạn nên không phù hợp tiêu hoá chất bột đường.

Phương thức nuôi không phù hợp, thành phần dinh dưỡng đạm- béo -chất bột đường - vitamine …. mất cân đối để lại hậu quả hoặc là suy dinh dưỡng hoặc là tăng cân béo phì.

Có 2 loại thức ăn cho chó, mèo :

v Thức ăn tự chế biến ( homemade ) : với ưu điểm là tiết kiệm được kinh phí trong chăn nuôi do sữ dụng nguồn nguyên liệu từ thức ăn của người. Nhưng khuyết điểm lớn nhất là dễ mất cân đối thành phần dinh dưỡng , dẫn đến các bệnh lý về dinh dưỡng

v Thức ăn công nghiệp : với ưu điểm là cân đối được thành phần dinh dưỡng theo lứa tuổi, giống, đặc điểm sinh lý , mục đích chăn nuôi. Ngày nay, trong xã hội công nghiệp việc dùng thức ăn công nghiệp để nuôi chó, mèo là một lựa chọn sáng suốt và hợp lý.

Có 3 loại thức ăn công nghiệp là loại thức ăn dạng hộp ( canned food ), loại thức ăn bán ẩm chứa 15-30% nước ( semi-moist food ), loại thức ăn khô ( dry food ).

Việc nuôi chó, mèo bằng thức ăn công nghiệp cần phải được lưu ý đến việc cấp nước uống cho thú và tuân thủ đúng sự hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tóm lại, đối với bệnh béo phì trên chó, mèo theo quan điểm của thú y khoa  “ phòng bệnh hơn chữa bệnh “, việc tuân thủ chế độ phòng ngừa vẫn luôn là thượng sách. Chủ nuôi cần phải thông hiểu về con vật mình sẽ nuôi, sáng suốt lựa chọn giải pháp dinh dưỡng và thức ăn phù hợp, phối hợp với bác sĩ thú y để nhận được sự tư vấn tốt nhất cho thú  cưng của mình.