Đăng Nhập  |  Đăng Ký 21 Tháng Mười Hai 2024  
HÌNH ẢNH
KIẾN THỨC CẦN BIẾT

Phòng khám 1:
147 Nguyễn Văn Cừ P2, Q5
 +  Ngày thường:
     Sáng 7h-11h,
     Chiều 2 - 6h

 +  Chủ Nhật & Ngày Lễ:
     Nghỉ


Phòng Khám 2:
321 Nguyễn Thị Nhỏ, P16, Q11
+  Ngày thường:
    Sáng 8 - 11h
    Chiều 2h - 7h

+  Chủ Nhật & Ngày Lễ:
   
Sáng 8 - 11h
    Chiều 2h - 5h
 Text/HTML
Đóng

 

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHU KỲ LÊN GIỐNG VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM RỤNG TRỨNG

 

Phòng Khám Thú Y Chợ Lớn        

Th.S. Bs. Trịnh Thị Cẩm Vân

 

Đặc điểm đặc thù về sinh sản của loài chó khác hẳn hoàn hoàn so với các loài động vật có vú khác về tuổi thành thục ,chu kỳ động dục, hành vi động dục và giao phối… đã góp phần tác động không nhỏ đến việc chọn lọc, nhân giống và lai tạo giống.

Sự thành công của việc nhân giống có chọn lọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ chó đực lẫn chó cái bao gồm các yếu tố về di truyền, thể chất, phương thức nuôi dưỡng, bệnh tật bẩm sinh hoặc mắc phải, yếu tố nội tiết , phương thức phối giống ( tự nhiên hay nhân tạo ), thời điểm phối giống …

 

1/ Những vấn đề liên quan đến chu kỳ lên giống của chó cái

 

Một chu kỳ động dục bình thường trên chó cái gồm 4 pha : trước động dục ( proestrous ) kéo dài khoảng 9 ngày; giai đoạn động dục ( estrous ) kéo dài khoảng 7 ngày, giai đoạn sau động dục ( diestrous ) kéo dài khoảng 60 ngày, giai đoạn nghĩ ngơi ( anestrous ) kéo dài khoảng 5 tháng và tiếp tục đi vào chu kỳ tiếp theo.

Các dấu hiệu và hành vi của chó cái trong giai đoạn động dục tiến triển như sau :

ü âm hộ sưng phồng, màu hơi hồng

ü máu chảy từ âm hộ từ đỏ sậm – hồng – nhạt dần

ü Chó cái liếm âm hộ liên tục

ü Có những hành vi lạ như dễ kích động, sủa, hung hãn , đôi lúc có vẻ như muốn tấn công đối tượng trước mặt

ü Có những hành vi gợi tình đối với chó đực như nhảy chồm, ve vãn

ü Đuôi chó cái chuyển qua một phía biểu lộ tư thế sẵn sàng chó giao tình

         Chu kỳ lên giống của chó cái chịu sự điều hoà bởi kích thích tố estrogen và progesterone do buồng trứng tiết ra dưới sự kiểm soát của kích thích tố tuyến não thuỳ FSH ( Follicle stimulating hormon ) và LH ( Luteum hormone ) và dưới tác động của kích thích tố phân tiết từ vùng dưới đồi GnRH ( Gonadotropin – releasing hormone )

Do vậy, những bất thường có liên quan đến các yếu tố nội tiết, di truyền, bệnh tật… đều ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ lên giống của chó cái

 Yếu tố nội tiết

Ø Cường Androgen ( Hyperandrogenism )

ü Nhiễm trùng âm đạo ( Vaginitis )

ü Chu kỳ động dục bất thường

ü Giai đoạn nghĩ ngơi trong chu kỳ động dục của chó cái kéo dài gây ra hiện tượng không có dấu hiệu động dục ( lack of heat )

ü Hiện tượng nam hoá trên chó cái ( Virilization )

ü Phì đại âm vật

ü Tính dục bất thường

Ø Động dục thầm lặng ( Silent heat ) : chó cái trong chu kỳ động dục nhưng không xuất hiện hành vi của sự động dục

Ø Không động dục ( Absent heat ) : là trường hợp bệnh lý nhược tuyến giáp trạng trên chó cái (Hypothyroidism ), giảm sản buồng trứng ( Ovarian hypoplasia ), thường không điều trị được

Ø Động dục gián đoạn ( Split heat ) : không xuất hiện giai đoạn 2, pha động dục ( estrous phase ) , thường xảy ra trong chu kỳ động dục đầu tiên trên chó cái trẻ, do thiếu hormon LH gây ra không rụng trứng

Ø Động dục kéo dài ( Prolonged heat ) : kéo dài trên 21 ngày. Đây là một dấu hiệu bệnh lý nang hoặc khối u buồng trứng

Ø Chu kỳ giữa 2 lần động dục / năm kéo dài  ( Prolonged interestrous interval ) : chu kỳ động dục xuất hiện 0 - 1 lần / năm thay vì 2 lần / năm

Ø Chu kỳ giữa 2 lần động dục / năm thu ngắn  ( Shortend interestrous interval ) : chu kỳ động dục xuất hiện 3-4 lần / năm thay vì 2 lần / năm

Yếu tố di truyền

Ø Loạn sản khớp chậu hông ( Hip dysplasia )

Yếu tố bệnh lý

Ø Vô sinh ( infertility )

Ø Xảy thai ( Abortion )

Ø Sinh khó ( Dystocia )

Ø Sản giật ( Eclampsia )

Ø Viêm vú ( Mastitis )

Ø Viêm tử cung ( Metritis )

Ø Viêm tử cung mủ ( Myometra )

Ø Sa tử cung ( Uterine prolapse )

Ø Sót nhau ( Retained placenta )

Ø Thiếu bản năng làm mẹ ( Lack of maternal instinct )

Ø Canine Brucellosis

3/ Cách xác định thời điểm rụng trứng trên chó cái đang trong giai đoạn động dục :

Việc xác định thời điểm rụng trứng trên chó cái trong giai đoạn động dục là một yếu tố quan trọng nhất trong việc nhân giống trên chó cái sinh sản. Đây là một kỹ thuật mà chỉ có bác sĩ thú y thực hiện cùng với sự hợp tác chặc chẽ của chủ nuôi.

Có 2 kỹ thuật  :

v  Test đánh giá hàm lượng hormon trong máu : LH, progesterone

v  Test tế bào học âm đạo

Đối với test đánh giá hàm lượng hormon LH ( Luteinizing hormon ) trong máu :  

Trên thị trường có sẵn test nhanh Witness LH test đánh giá chính xác thời điểm rụng trứng trên chó cái . Test đánh giá thời gian hormon LH đạt đỉnh điểm giúp trứng chín và rụng nhiều tối đa có thể ( ngày 0 ) . Sự rụng trứng bắt đầu xảy ra 2-3 ngày sau khi LH đạt đỉnh điểm. Sự rụng trứng tối đa vào khoảng 5-6 ngày sau khi LH đạt đỉnh điểm và là thời gian giao phối thụ tinh lý tưởng.

Đối với test đánh giá hàm lượng hormon progesteron trong máu :  

Nhằm đánh giá thời điểm rụng trứng của chó cái đang trong giai đoạn động dục ( estrous phase )

Trên thị trường hiện có sẵn các test giấy đánh giá hàm lượng progesterone trên chó nhằm phát hiện chó cái đang ở trong giai đoạn động dục, rụng trứng hay mang thai. Tuỳ theo hàm lượng progesterone hiện diện trong máu mà xác định thời điểm rụng trứng kịp thời cho công tác phối giống ( Nguồn IDEXX ). Hàm lượng progesterone tăng dần khi LH đạt đỉnh điểm

Ø < 1.0ng/ml : không có hiện tượng rụng trứng ; lập lại test 3-4 ngày / lần

Ø 1.0 – 2.0 ng/ml : có dấu hiệu buồng trứng hoạt động : lập lại test 2 - 3 ngày / lần

Ø 2.0 – 4.9 ng/mg : buồng trứng đang hoạt động : lập lại test hằng ngày cho đến khi đạt 5.0 ng/ml

Ø 5.0 ng/ml là thời điểm rụng trứng

Ø 5.0 – 6.0 ng/ml : phối trong 2-3 ngày sắp tới

Ø 6.0 – 11.0 ng/ml : phối trong 1-2 ngày sắp tới

Ø 11.0 – 19.0 ng/ml : phối ngay trong ngày

Ø > 19 ng/ml + test tế bào học âm đạo : đỉnh điểm rụng trứng nhiều nhất, cần phối ngay lập tức

 

Nguồn internet :  www.zoetisus.com

 

Đối với test tế bào học âm đạo

Nguyên tắc chính của test tế bào học âm đạo là thực hiện vết phết tế bào âm đạo nhằm phát hiện các biển đổi về mặt tế bào của tế bào biểu mô âm đạo.

Tế bào biểu mô âm đạo gồm tế bào cận nền, tế bào trung gian, tế bào trung gian bề mặt, tế bào bề mặt ( tế bào vảy )

Tại từng thời điểm của các pha trong chu kỳ động dục , tế bào biểu mô âm đạo có sự thay đổi khác nhau

v Giai đoạn trước động dục

Ø Tại thời điểm trước động dục và cuối giai đoạn nghĩ ngơi: chủ yếu gồm tế bào cận nền và tế bào trung gian, hồng cầu, bạch cầu trung tính ; có thể có vi khuẩn

Ø Tại thời điểm giữa giai đoạn trước động dục : nhiều hồng cầu, bạch cầu trung tính biến mất, tế bào bề mặt gia tăng

Ø Cuối giai đoạn trước động dục : còn ít hồng cầu, không có bạch cầu trung tính, tế bào bề mặt chiếm tỉ lệ cao

v Giai đoạn động dục

Ø Hiện diện 90% là tế bào bề mặt, không hồng cầu và bạch cầu. Nếu có hiện diện bạch cầu chứng tỏ đường sinh dục chó cái đang bị viêm nhiễm

Ø Hàm lượng LH đạt đỉnh điểm

Ø Hàm lượng progesterone huyết thanh tăng cao dần

v Giai đoạn sau động dục

Ø Tế bào bề mặt giảm còn 20%, tế bào cận nền và tế bào trung gian gia tăng; có sự xuất hiện của tế bào hồng cầu và tế bào không động dục ( metestrum cell ) là dạng tế bào bạch cầu trung tính hoặc không nguyên vẹn hoặc nằm trong tế bào chất của tế bào biểu mô giúp phân biệt chó cái ở giai đoạn sau động dục hoặc trước động dục

 

 

                                               Tế bào biểu mô                              Bề mặt tế bào biểu mô                 Biểu mô trung gian

               

Biểu mô bề mặt                               Tế bào biểu mô bề mặt mất nhân

Hình dạng các loại tế bào biểu mô âm đạo (Nguồn Rick L.Cowell )

Phác đồ chung :

Ø LH test đánh giá trứng chín và rụng.

Ø Hai ngày sau khi LH đạt đỉnh điểm thì phải thực hiện progesterone test để xác định thời điểm rụng trứng tối đa

Ø Khi hàm lượng progesterone đạt đến 19ng/ml thì cần phải phối hợp với việc làm test tế bạo học âm đạo trước khi phối giống

Việc thực hiện phác đồ đánh giá thời điểm rụng trứng trong chu kỳ sinh sản của chó cái là một quá trình tốn kém nhiều về mặt chi phí, yêu cầu trình độ kỹ thuật chuyên môn tốt. Do đó chủ nuôi cần phải có nhiều kinh nghiệm, phối hợp tốt với bác sĩ hoặc nhà chuyên môn trong lĩnh vực nhân giống nhằm xác định đúng thời điểm thích hợp cho việc phối giống sẽ tạo được cơ hội thành công và đạt được tỉ lệ thụ thai với số lượng thai cao nhất.

 

 

Nguồn tài liệu tham khảo :

 

www.petmd.com

https://ahdc.vet.cornell.edu/ 

Diagnostic Cytology and Haematology of Dog and Cat – Rick L. Cowell, Ronald D. Tyler, James H. Meinkoth