Đăng Nhập  |  Đăng Ký 30 Tháng Mười Hai 2024  
HÌNH ẢNH
KIẾN THỨC CẦN BIẾT

Phòng khám 1:
147 Nguyễn Văn Cừ P2, Q5
 +  Ngày thường:
     Sáng 7h-11h,
     Chiều 2 - 6h

 +  Chủ Nhật & Ngày Lễ:
     Nghỉ


Phòng Khám 2:
321 Nguyễn Thị Nhỏ, P16, Q11
+  Ngày thường:
    Sáng 8 - 11h
    Chiều 2h - 7h

+  Chủ Nhật & Ngày Lễ:
   
Sáng 8 - 11h
    Chiều 2h - 5h
 Text/HTML
Đóng

CÁC PHẢN ỨNG TRUYỀN MÁU VÀ CÁCH XỬ LÝ

 

Th.S. Trịnh Thị Cẩm Vân

CHOLON VET CLINIC

Trong thú y khoa, việc chẩn đoán phát hiện , đánh giá và định hướng can thiệp các trường hợp thiếu máu trên bệnh súc là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự nhanh nhạy và chính xác trong từng công đoạn.Tuy nhiên, do đáp ứng cơ thể cũng như tình hình bệnh lý trên từng cá thể khác nhau, sự đánh giá có phần bị hạn chế nên dễ dàng xảy ra phản ứng trong hoặc sau khi truyền máu.

Tuy rằng việc phân định nhóm máu và thử nghiệm chéo giữa máu cho và nhận được đảm bảo chặc chẽ nhằm làm giảm nguy cơ tan máu cấp tính trong truyền máu nhưng cũng không có nghĩa là sẽ giới hạn được các phản ứng miễn dịch hoặc phản ứng muộn của cơ thể bởi vì ta không thể phát hiện kháng thể đối với bạch cầu hoặc tiểu cầu, không thể phát hiện kháng thể gắn kết, cũng như không thể phát hiện được khả năng gây phản ứng nhạy cảm cấp tính ( acute hypersensitivity reaction ). Bên cạnh đó, máu chứa nhiều thành phần bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, protein, và tác nhân gây nhiễm trùng tiềm tàng. Tất cả tập hợp lại thành một chuổi cơ hội tạo điều kiện xảy ra phản ứng truyền máu.

Các phản ứng truyền máu không hoàn toàn giống nhau. Chúng được phân loại theo căn nguyên và thời điểm xảy ra; miễn dịch với không miễn dịch; và trung gian với phản ứng. Mỗi loại đều rất quan trọng và có hướng xữ lý khác nhau.

Phản ứng truyền máu cấp( immediate transfusion reaction )

1.      + Miễn dịch trung gian (immune mediated)

- Phản ứng truyền máu tan huyết (hemolytic transfution reaction) :

Đây là phản ứng rất trầm trọng có liên quan đến kháng thể hiện diện trong huyết tương con nhận phá huỷ hồng cầu của con cho và xảy ra hiện tượng tan máu trong mạch máu

Dấu hiệu lâm sàng bao gồm sốt, nhịp tim nhanh hoặc chậm, giảm huyết áp, khó thở (phổ biến trên mèo), tím tái, nôn , thải phân không tự chủ, suy kiệt, co giật, truỵ tim mạch, Hemoglobin máu, Hemoglobin niệu.

Xữ lý tình huống này bằng cách ngừng truyền ngay lập tức, sữ dụng các biện pháp hổ trợ có monitor giám sát; cung cấp oxygen và liệu pháp Heparin hoặc liệu pháp Colloidal có thể được chỉ định tuỳ theo tình huống. Hiệu quả của việc sữ dụng Corticosteroid vẫn còn đang tranh luận

- Phản ứng sốt (Febrile reaction)

Đây là phản ứng giữa kháng thể kháng lại bạch cầu của con nhận hoặc kháng nguyên của tiểu cầu

Dấu hiệu lâm sàng bao gồm sự tăng thân nhiệt cơ thể từ 1-2 oC trong vòng 1-2 giờ khi truyền

Xử lý tình huống này bằng cách ngưng truyền tạm thời và cung cấp kháng Histamine hoặc NSAIDS

- Phản ứng mề đay (Urticarial reaction)

Đây là phản ứng từ sự kết dính kháng nguyên của máu con cho, hình thành loại kháng thể kết dính lên tế bào mast và tế bào ưa base của máu con nhận

Dấu hiệu lâm sàng bao gồm ngứa, nổi ban, mề đay. Đây là dấu hiệu dị ứng cấp tính có thể có liên quan đến shock quá mẫn gây ra nôn, khó thở phù phổi không do tim.

Xử lý tình huống này bằng cách truyền chậm hoặc ngừng truyền, cung cấp Histamine và liệu pháp Corticosteroid

- Phản ứng phù phổi không do tim :

Đây là phản ứng có liên quan đến kháng nguyên bạch cầu của máu con cho với bạch cầu của máu con nhận trong vòng tuần hoàn phổi

Dấu hiệu lâm sàng bao gồm suy hô hấp

Xử lý tình huống này bằng cách cung cấp oxygen và dịch truyền, liệu pháp Furosemide

2.      + Không miễn dịch trung gian (non-immune mediated)

Phản ứng không do yếu tố miễn dịch trung gian thường có liên quan đến việc lấy máu, cung cấp và dự trữ máu con cho, bao gồm các phản ứng sau :

- Nhiễm trùng máu ( sepsis )

Đây là phản ứng do sản phẩm máu bị nhiễm khuẩn

Dấu hiệu lâm sàng bao gồm : sốt, giảm huyết áp, giảm đường huyết, hội chứng đông máu nội mạch lan toả ( Disseminated Intravascular Coagulation – DIC )

Xử lý tình huống này bao gồm việc nuôi cấy kiểm tra vi khuẩn trong sản phẩm máu đã sữ dụng, kháng sinh, chăm sóc hổ trợ. Giải pháp tốt nhất là phòng ngừa để không xảy ra

- Quá tải vòng tuần hoàn (Circulation overload)

Hiện tượng này có liên quan đến việc truyền một lượng lớn sản phẩm máu với tốc độ nhanh

Dấu hiệu lâm sàng bao gồm các dấu hiệu nguy kịch đường hô hấp như tăng hô hấp , gắng thở và ho

 Xử lý tình huống này bằng cách truyền chậm hoặc ngừng truyền, liệu pháp Furosemide

- Ngộ độc Citrate :

Đây là phản ứng do truyền nhanh với sản phẩm máu có chất kháng đông gốc Citrate, gây giảm Calci máu . Thường xảy ra trên những chó nhận có vấn đề về gan

Dấu hiệu lâm sàng bao gồm ói , run rẫy, co giật, và bất thường về tim mạch

Xử lý tình huống này bằng cách ngừng truyền và theo dõi. Nếu sau ngừng truyền mà không cải thiện thì cung cấp thêm Calcium Gluconate 10% , tiêm tĩnh mạch chậm

- Tan máu (Hemolysis)

Đây là phản ứng có liên quan đến sự tổn thương của tế bào hồng cầu trong khi truyền do quá trình làm ấm, làm mát, va chạm túi máu

Dấu hiệu lâm sàng bao gồm tiểu máu, hemoglobin máu

Việc xử lý không có tính đặc hiệu. Giải pháp tốt nhất là phòng ngừa để không xảy ra

- Tăng Ammonia máu (Hyperammonemia)

Đây là kết quả của sự tích tụ quá nhiều Ammonia trong quá trình bảo quản sản phẩm máu, thường xảy ra trên thú nhận có vấn đề vế gan

Dấu hiệu lâm sàng thường có liên quan đến hệ thần kinh trung ương và các dấu hiệu của hội chứng gan não

Việc điều trị chủ yếu là chăm sóc hổ trợ. Chủ yếu là giải pháp phòng ngừa và tầm soát chặt chẽ bệnh lý gan trên thú nhận

- Tăng Kali huyết (Hyperkalemia)

Gây bất thường về tim mạch

Xử lý tình huống này bằng cách ngừng truyền, cung cấp dịch truyền NaCL 0.9%, Dextrose 5%

Phản ứng truyền máu chậm (Delayed Transfusion Reaction)

1.              Phản ứng miển dịch chậm (Delayed immune transfusion reaction)

     Đây là phản ứng giữa kháng thể - kháng nguyên trong khoảng thời gian từ 3 ngày đến 2 tuần sau khi truyền, biểu hiện lâm sàng là tiểu máu.

2.              Lây truyền bệnh truyền nhiễm : lưu ý các bệnh lây truyền qua đường truyền máu trên chó : bệnh do giun tim, Babesia spp, Ehrlichia canis, Leishmaniasis; trên mèo như bệnh Leuco trên mèo (FeLV), suy giảm miễn dịch trên mèo (FIV), Mycoplasma haemofelis

Kiểm soát và phòng ngừa phản ứng truyền máu

Để kiểm soát phản ứng truyền máu cấp tính , bác sĩ thú y cần phải theo dõi sau mỗi 15 phút truyền những biến đổi về thân nhiệt, mạch đập, tần số hô hấp, sự nôn ói, màu sắc của nước tiểu, phản ứng sốt, trạng thái tim mạch

Nếu có dấu hiệu sốt nhưng không có biến đổi về trạng thái hô hấp và tim mạch , chỉ cần kiểm soát lại tốc độ truyền thật chậm và theo dõi bệnh súc bằng monitor

Nếu dấu hiệu sốt trầm trọng, phải ngừng truyền

Nếu có biến đổi màu sắc nước tiểu , phải ngừng truyền và áp dụng liệu pháp hổ trợ toàn thân

Việc phòng ngừa phản ứng truyền máu bao gồm chỉ định truyền đúng đắn với loại sản phẩm máu tương thích; phân định nhóm máu và thử nghiệm chéo; kiểm soát chặt chẽ tiến trình truyền máu; kiểm soát sản phẩm máu còn hạn dùng và bảo quản tốt; luôn cập nhật và bổ sung kiến thức về truyền máu ; rèn luyện kỷ năng thực hành trong thao tác.

 

 

Tài liệu tham khảo

www.clinicianbrief.com

 

www.banfield.com

 

www.vcasspecialyvets.com

 

www.merckvetmanual.com

Veterinary consult canine and feline_ Willam&Wilkin

Canine Medicine and Therapeutic _E.A Chandler BVM, FRCVS; J.B. Sutton JP,MRCVS; D.J. Thompson BA, MVB, MRCVS