Đăng Nhập  |  Đăng Ký 19 Tháng Ba 2024  
HÌNH ẢNH
KIẾN THỨC CẦN BIẾT

Phòng khám 1:
147 Nguyễn Văn Cừ P2, Q5
 +  Ngày thường:
     Sáng 7h-11h,
     Chiều 2 - 6h

 +  Chủ Nhật & Ngày Lễ:
     Nghỉ


Phòng Khám 2:
321 Nguyễn Thị Nhỏ, P16, Q11
+  Ngày thường:
    Sáng 8 - 11h
    Chiều 2h - 7h

+  Chủ Nhật & Ngày Lễ:
   
Sáng 8 - 11h
    Chiều 2h - 5h
 Text/HTML
Đóng
 
SINH LÝ VÀ BỆNH SINH SẢN TRÊN CHÓ ĐỰC
 
 
Phòng Khám Thú Y Chợ Lớn
Th.S. Bs. Trịnh Thị Cẩm Vân 
 

SINH LÝ SINH SẢN CHÓ ĐỰC

Cùng với sự phát triển xã hội Việt Nam hiện nay, việc kinh doanh du nhập và chăn nuôi phát triển nhiều giống thú cưng , chó, mèo… cũng trên đà phát triển. Vì thế, việc tìm hiểu đặc điểm, đặc tính sinh sản của từng loài thú nuôi sẽ giúp người chăn nuôi có kiến thức hiểu biết, tiếp cận, chăm sóc và nhân giống có hiệu quả hơn.

Một số khái niệm về sinh lý sinh dục trên chó đực

1/ Cơ thể học

- Dương vật của chó đực là phương tiện bài tiết nước tiểu, giao phối và phóng tinh dịch ra ngoài , gồm có phần gốc nằm ở đáy xương chậu và đính vào xương mu bởi dây chằng treo dương vật ; phần thân dương vật trên chó chính là xương dương vật, và bao quy đầu
    + Xương dương vật (os penis) dài khoảng 10cm trên chó lớn, rộng khoảng 1,3 cm, dầy 1cm,  và các cơ ngồi-háng và cơ kéo dương vật
    + Hành tuyến (Bulbus glandis) : có dạng trụ, nằm ở 1/3 hướng về đầu xương dương vật, đây là một đặc điểm quan trọng của chó đực. Hành tuyến sẽ phình to khi dương vật chó đực nằm trong âm đạo chó cái tạo một cơ chế khoá sinh học cho phép kéo dài sự tiếp xúc của dương vật trong và sau khi phóng tinh giúp tăng cơ hội thành công cho sự thụ tinh
    + Ống dẫn tinh
    + Bao quy đầu ( Prepuce ) gồm một lớp da có lông bên ngoài và một lớp mỏng bên trong có tác dụng bảo vệ đầu dương vật
- Tinh hoàn ( dịch hoàn ) nằm giữa vùng háng và hậu môn, được bảo vệ bởi bao tinh hoàn, có dạng hình bầu dục, có chức năng ngoại tiết là sản sinh tinh trùng và chức năng nội tiết là sản sinh hormon sinh dục đực ( Testosterone ). Nhiệt độ của tinh hoàn gần bằng nhiệt độ của cơ thể. Sự hoạt động và phát triển của tinh hoàn có liên quan mật thiết với tuyến giáp trạng
- Mào tinh hoàn ( Epididymis ) hay dịch hoàn phụ, thượng hoàng , nằm sát tinh hoàn, là kho chứa tinh trùng và là nơi tinh trùng phát triển và thành thục
- Ống dẫn tinh là phần kéo dài từ đuôi của mào tinh qua kênh bẹn vào xoang bụng tới bầu tinh, có chức năng pha loãng các chất tiết của đường sinh dục với tinh trùng trước khi được phóng ra ngoài từ bầu tinh
- Tuyến sinh dục phụ gồm :
    + Tuyến tiền liệt  ( Prostate gland ) là tuyến sinh dục duy nhất trên chó đực,  khác hẳn với các loài có vú khác , nằm phía trên cổ bàng quang .có chức năng pha loãng tinh dịch, làm tăng hoạt lực của tinh trùng; trung hoà khí CO2 do tinh trùng tiết ra; tiết Prostaglandin F2a có tác dụng làm co bóp cơ trơn để thực hiện phản xạ phóng tinh
    + Các dịch tiết của tuyến sinh dục có tác dụng rửa đường niệu đạo sinh dục và nuôi sống tế bào sinh dục đực khi ra ngoài cơ thể
 
 
 
 
2/ Đặc điểm về sinh sản trên chó đực :
- Một chó đực bình thường dậy thì vào khoảng 6-8 tháng tuổi, trưởng thành sinh dục vào khoảng 18-30 tháng tuổi. Chó đực có thể giao phối thành công với chó cái trước khi trưởng thành sinh dục nhưng sẽ không đạt được khả năng sinh sản tối đa như khi đã trưởng thành.
- Chó đực không có chu kỳ động dục, nó có thể đáp ứng cho chó cái bất kỳ lúc nào trong thời gian chó cái động dục. Trong công tác phối giống, chó đực có thể phối 1 lần trong khoảng 2-5 ngày mà vẫn duy trì được số lượng đầy đủ tinh trùng
- Trên chó đực bình thường, một lần phóng tinh có chứa tổi thiểu 200 triệu tinh trùng;  khoảng 200-300 triệu tinh trùng trên các giống chó siêu nhỏ  (toy dog); khoảng 200-500 triệu tinh trùng trên giống chó nhỏ (small dog); khoảng 400-800 triệu tinh trùng trên giống chó trung bình (medium dog); khoảng 500 triệu – 1,5 tỉ tinh trùng trên giống chó lớn (large dog) ; khoảng 600 triệu – 2 tỉ tinh trùng trên giống chó khổng lồ  (giant dog) ; Một lần phóng tinh bình thường của một con chó đực chứa >70% tinh trùng bình thường
- Tinh trùng :
    + Được sản sinh từ tinh hoàn
    + Trên chó, sự sản sinh tinh trùng có liên quan trực tiếp với kích thước của tinh hoàn.
    + Tốc độ vận động của tinh trùng trên chó đực là 2mm/phút
    + Tinh trùng sống và tồn tại cũng như hoạt động tốt trong vòng 48 giờ khi ra ngoài. Sau thời gian này, một số sẽ chết, một số sẽ yếu dần đi.
    + Tinh trùng bình thường gồm 3 phần đầu, thân và đuôi. Sự biến đổi hình dạng hoặc dị dạng tinh trùng do nhiều tác nhân khác nhau là một trong những nguyên nhân gây vô sinh trên chó đực và thất bại trong giao cấu
- Điều hoà quá trình sinh lý sinh sản trên chó đực
Chức năng của tinh hoàn được điều khiển theo cơ chế nội tiết cùng các yếu tố nội tại tác động hệ thần kinh trung ương tại vỏ đại não. Các kích thích này được truyền đến vùng dưới đồi ( Hypothalamus ) tiết ra yếu tố giải phóng GnRH ( Gonadotropin-releasing hormon ). GnRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra
    + FSH (Follicle Stimulating Hormon) là kích tố tạo tinh kích thích sản sinh tinh trùng tại tinh hoàn
    + LH (Luteinizing Hormon) kích thích tế bào kẽ ở dịch hoàn tiết ra androgen bao gồm testosteron, dihydrotestosteron, androstenedion nhưng quan trọng và chủ yếu là testosteron
Androgen giúp cho sự phát triển các đặc tính sinh dục thứ cấp của con đực như phát triển dương vật, đường sinh dục con đực,
tuyến tiền liệt;
Androgen với tác động ngược kiềm hãm sự sản sinh GnRH và LH, FSH
Testosteron được tiết vào ống sinh tinh giúp cho quá trình hình thành tinh trùng
- Cơ chế giao cấu kiểu khoá chặt trên chó đực (Copulatory tie) : Hiện tượng hành tuyến (bulbus glandis) phồng lên, căng cứng khi dương vật chó đực nằm hoàn toàn trong âm đạo chó cái và phóng tinh, tạo nên một sự khoá chặt giao cấu. Hiện tượng khoá chặt này bao gồm sự khoá chặt và xoay ngược ra hướng sau của dương vật. Sự khoá chặt này có thể kéo dài từ 5 phút  đến 1 giờ giúp giữ dương vật chó đực nằm trọn vẹn trong âm đạo chó cái, giảm tối đa việc rò rỉ tinh dịch từ âm đạo chó cái và không thể tách rời trong suốt thời gian giao cấu. Sự giao cấu kết thúc khi hành tuyến xẹp xuống và giảm căng phồng giúp hai chó đực và cái tách rời nhau ra.



BỆNH SINH SẢN TRÊN CHÓ ĐỰC

Trong công tác giống trên chó, việc quản lý về sức khoẻ sinh sản trên chó cái lẫn chó đực có tầm quan trọng, trong đó vấn đề vô sinh là vấn đề đau đầu đối với nhà chăn nuôi và bác sĩ thú y, nó quyết định được sự thành công hay thất bại của việc nhân giống, duy trì và đảm bảo tính thuần chủng của con giống, tránh lãng phí về mặt kinh tế. 
 
Trong phạm vi bài viết này chúng tôi khảo sát các khía cạnh về bệnh lý sinh sản trên chó đực bao gồm các bệnh lý trên đường sinh dục , nguyên nhân chính gây vô sinh trên chó đực.
Hành vi, thể trạng và tâm sinh lý chó đực khác hẳn hoàn toàn với chó cái
Chó đực không có chu kỳ động dục, nó có thể đáp ứng cho chó cái bất kỳ lúc nào trong thời gian chó cái động dục. Những bất thường về sinh sản trên chó đực được thể hiện qua các triệu chứng lâm sàng khác nhau như giảm tính hưng phấn trong giao phối, thất bại trong giao phối ,  thất bại trong giao cấu kiểu khoá chặt… Những bất thường này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể gây vô sinh trên chó đực được bao gồm 2 nhóm nguyên nhân bẩm sinh và mắc phải

1.  Rối loạn sinh sản do di truyền bẩm sinh (genetic disorder)
1.1.  Dịch hoàn ẩn (Cryptorchidism) :
- Là hiện tượng một hoặc hai dịch hoàn không được định vị trong bìu, mà ở một vị trí nào đó trong ổ bụng, ống bẹn, lỗ bẹn nông hoặc sâu. 
- Đây là trường hợp có tính di truyền , có liên quan đến sự giới hạn  trong việc phân định nhiễm sắc thể về tính dục
- Dịch hoàn ẩn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng gây xoắn tinh hoàn ,  phát triển thành ung thư tinh hoàn với tỉ lệ rất cao
 
 


1.2.  Các bất thường về chức năng có thể gây tiểu tiện khó khăn, hạn chế sự phát triển của dương vật, gây viêm nhiễm đường niệu dục, ảnh hưởng chức năng thận và sinh dục
- Hẹp bao quy đầu ( Phimosis ) có thể do di truyền hay mắc phải, là tình trạng quy đầu dính với da bao quy đầu khiến dương vật không thể được đẩy ra ngoài dễ gây nhiễm trùng quy đầu hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giao phối, có thể can thiệp bằng phẩu thuật.
 
- Bán hẹp bao quy đầu ( Paraphimosis ) là tình trạng có thể lột bao quy đầu khi dương vật ở trạng thái bình thường nhưng không thể khi dương vật ở trạng thái cương cứng gây tắt nghẽn đầu dương vật

- Hẹp hoàn toàn là tình trạng không thể lột bao quy đầu khi dương vật ở trạng thái bình thường hay cương cứng

1.3.  Rối loạn sự phát triển tính dục
- Sự bất thường về số lượng và cấu trúc của nhiễm sắc thể tính dục
- Sự bất thường của tuyến sinh dục
- Lưỡng tính đực loại tồn tại ống Muller: phát triển hình dạng bên ngoài là giống đực có 1 hoặc 2 tinh hoàn , nhưng phát triển cơ quan sinh sản cái tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và 1 phần âm đạo;  thường thấy trên giống Miniature Schnauzer và Basset Hound
- Lưỡng tính đực loại khiếm khuyết tạo hormon Androgen : phát triển hình dạng bên ngoài là giống đực có 2 tinh hoàn nhưng thiếu tế bào biểu mô sinh tinh và mất chức năng androgen, phát triển cơ quan sinh sản cái âm hộ, lỗ niệu đạo, ko có vết tích âm đạo , không có tử cung và hệ thống ống Muller
- Tật lỗ tiểu lệch thấp (hypospadias) thường thấy trên giống Boston terrier với lỗ tiểu nằm ở mặt bụng của dương vật

2.  Rối loạn sinh sản mắc phải (Acquired disorder)
2.1 . Bệnh nhiễm trùng
- Brucella canis gây vô sinh trên chó đực
- Viêm bao quy đầu (Posthitis)
- Viêm đầu dương vật (Balanitis)
2.2. Tinh trùng dị dạng
- Có thể bẩm sinh do rối loạn chuyển hoá thiếu enzyme fucosidase cần thiết trong quá trình sinh tinh trùng ; bất thường của sự hình thành lông mao gây ảnh hưởng đến sự chuyển động của tế bào lông mao của tinh trùng gây vô sinh trên một số giống chó; tinh trùng chết do ngộ độc…
- Có thể do các bệnh lý mắc phải
- Do tuổi già, mội trường, miễn dịch…
- Có thể điều trị được khi tìm được nguyên nhân
 


2.3.  Bệnh ở tinh hoàn
 
- Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn do Staphylococcus, Streptococcus, Coliforms, Mycoplasma, Ureaplasma, Brucella canis
- Xoắn tinh hoàn thường phổ biến trong chứng dịch hoàn ẩn
- Sa ruột qua hố bẹn
- Bướu tinh hoàn ở mô kẻ, tế bào Sertoli, tế bào sinh tinh
- Transmisible venereal tumor (TVT) : bướu lan truyền qua giao cấu
- Giảm sản tinh hoàn, tinh hoàn teo nhỏ trên chó nhỏ (Testicular hypoplasia)
- Thoái hoá tinh hoàn (testicular degeneration)
 

2.4. Bệnh ở tuyến Prostate
- Tăng sản tuyến prostate lành tính (Benign prostate hyperplasia = BPH) rất phổ biến trên chó Doberman Pinscher
- Viêm tuyến prostate do vi khuẩn cấp tính hoặc mãn tính
- Ung thư tuyến prostate

2.5.  Sa niệu đạo (Urethral prolapse)
- Xảy ra trên các giống chó đầu ngắn  Boston terrier, English bulldog , Yorshire terrier, Cocker spaniel
 

2.6. Rối loạn hormon :
- Sự chế tiết tăng bất thường hormon Testesteron gây hiện tượng rối loạn hành vi trên chó đực, hung hãn, hành vi động dục không thích hợp, tâm thần không ổn định, mùi cơ thể và nước tiểu nặng mùi tính đực
- Sự chế tiết giảm bất thường hormon Testesteron gây bất ổn trong sự phát triển về chức năng và hình thái cơ thể, thường thấy trong trường hợp đực thiến sớm
- Rối loạn hormon giáp trạng gây ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng
- Có thể do các bệnh lý mắc phải
- Do tuổi già, mội trường, miễn dịch… 
 
2.7. Rối loạn sinh sản cũng là hậu quả của việc chăn nuôi,  dinh dưởng không phù hợp , chăm sóc y tế kém, quản lý và sử dụng con giống đực lẫn cái không hợp lý và đạt chất lượng, giao phối cận huyết …
 
2.8.  Các chấn thương và đa chấn thương trên bộ phận sinh dục chó đực như gẩy dương vật, xuất huyết do chấn thương , các ổ viêm loét, dị vật sỏi đường niệu..….
Nhìn chung các vấn đề bệnh lý sinh sản trên chó đực là những vấn đề phức tạp đòi hỏi người chăn nuôi cần phải hiểu biết cặn kẽ về con giống mình nuôi, phối hợp chặt chẽ với bác sĩ thú y để kiểm soát việc chăn nuôi, tầm soát những vấn đề có liên quan đến bệnh sinh sản, giám sát và khắc phục những bệnh lý được phát hiện.
 
 
 
 
 
Nguồn tham khảo: